Hồ Dzếnh - nhà thơ tiểu biểu của dòng thơ lãng mạn
Tác giả
ToRiDoChi TỔNG TƯ LỆNH
Tiêu đề: Hồ Dzếnh - nhà thơ tiểu biểu của dòng thơ lãng mạn Tue Nov 18, 2008 7:24 pm
Tori thích nhất là nhà thơ Hồ Dzếnh với hai câu thơ bất hủ, mang tính triết lý:
Trích dẫn :
Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở.... Đời mất vui khi đã vẹn câu thề...
Tiếc là trong giáo trình chúng ta không được học bài nào của ông cả Có lẽ dòng thơ của ông không phù hợp chăng?
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông được biết nhiều nhất qua tập thơ Quê ngoại(thơ) với một giọng thơ nhẹ nhàng, siêu thoát phảng phất hương vị thơ cổ Trung Hoa. Ngoài ra Hồ Dzếnh còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện ngắn Chân trời cũ (1942), Thạch Lam đề tựa.
Ông sinh năm 1916 tại tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt. Ông học trung học, dạy tư, làm thơ, viết báo từ năm 1931 tại Hà Nội. Năm 1953 ông vào Sài Gòn làm báo, năm 1954 trở về Hà Nội tiếp tục viết báo, làm thơ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ngay từ buổi đầu thành lập (1957). Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội.
Hồ Dzếnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007
Nhận xét và đánh giá
Nhà thơ Bùi Giáng trong nhiều tập thi thoại đã cho rằng Hồ Dzếnh là người làm thơ lục bát cực hay, nhưng bù lại thơ thất ngôn chỉ ở mức bình thường. Bài "Rằm tháng giêng", theo Bùi Giáng trong cuốn Thi ca tư tưởng thì: "Người Việt Nam có thể không đọc Nguyễn Du, nhưng không thể nào không đọc bài thơ kia của Hồ Dzếnh".
Nhà văn Kiều Thanh Quế viết: "Ngòi bút Hồ Dzếnh đã có được lắm đặc tánh khả quan trong khi phô diễn. Nó nên tỏ ra có sức mạnh trong những tiểu thuyết dày dặn, thì tên tuổi của người Minh Hương ấy – Hồ Dzếnh là người Minh Hương, văn học quốc ngữ không nề hà chẳng đón tiếp như đã đón tiếp bao nhiêu nhà văn Việt Nam hữu tài." (Tạp chí Tri Tân số 67, 13/6/1942)
"Lời giới thiệu" Tuyển tập Hồ Dzếnh – Tác phẩm chọn lọc, NXB Văn Học 1988, nhận định: "Tác phẩm của Hồ Dzếnh không nhiều, lại không tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lắng, ông luôn luôn khiêm tốn tự cho mình là người mới bắt đầu bước vào nghề viết. Tuy nhiên, với hai tập văn thơ Chân trời cũ và Quê ngoại, Hồ Dzếnh được biết đến như một nhà thơ có chân tài. "
Nhà thơ Hoài Anh viết về Hồ Dzếnh: "Phần đóng góp quan trọng nhất cho văn học Việt Nam của anh lại là tập Chân trời cũ, thể hiện nếp sinh họat, tính cách, tình cảm, tâm lý của bà con gốc Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hồ Dzếnh chỉ kể chuyện về người cha mình, các anh, chị, em mình, con ngựa của cha mình... mà làm cho người đọc Việt Nam rung động tận đáy lòng." (Chân dung văn học, NXB Hội Nhà văn 2001)
Nhà văn, giáo sư Đặng Thai Mai đánh giá tập truyện Cô gái Bình Xuyên (NXB Tiếng Phương Đông, 1946) viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của người dân Nam bộ thời 1945-1946 như là một trong những tín hiệu đầu tiên của văn học kháng chiến.
Tác phẩm Theo Từ điển văn học (bộ mới, NXB Thế giới, 2004) và Tuyển tập văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 -1945 (NXB KHXH, 1990), các tác phẩm của ông gồm có:
Dĩ vãng (truyện vừa, 1940) Quê ngoại (tập thơ, 1942) Những Vành Khăn Trắng (tryện dài, ký bút hiệu Lưu thị Hạnh, 1942) Tiếng kêu trong máu (tryện dài, 1942) Một chuyện tình 15 năm về trước (ký bút hiệu Lưu thị Hạnh, 1943) Chân trời cũ (tập truyện ngắn, 1943) Hoa Xuân Đất Việt (tập thơ,1946) Cô gái Bình Xuyên (truyện vừa, 1946) Cuốn sách không tên (tiểu thuyết tự truyện, xuất bản sau khi mất) Ngoài ra, ông còn cho đăng nhiều thơ, truyện ngắn trên các báo và còn mấy vở kịch đã công diễn, nhưng chưa xuất bản.
Đặc biệt, bài thơ Chiều của ông đã được nhạc sỹ Dương Thiện Tước phổ nhạc và cũng khá nổi tiếng.
Giai thoại bút danh Hồ Dzếnh
Tên của Hồ Dzếnh nếu phát âm theo giọng Quảng Đông là Hồi-Tsìu-Díng, thu gọn lại là Hồi-Díng, chắc vì khi phiên âm sang tiếng Việt hai tiếng Hồi-Díng nghe không được hay lắm nên ông đã ghi là Hồ Dzếnh. Tuy vậy những người trong làng văn nghệ vẫn cứ trêu đùa gọi ông là Hồ Dính, có người còn đặt một vế đối: "Hồ Dính dính hồ hồ chẳng dính" để thách đối. Lúc có người đối lại là: "Ngọc Giao giao ngọc ngọc không giao" (mượn tên nhà văn Ngọc Giao). Cũng có người đối lại: "Vũ Bằng bằng vũ vũ chưa bằng", (mượn tên nhà văn Vũ Bằng), nhưng đều chưa chỉnh.
ToRiDoChi TỔNG TƯ LỆNH
Tiêu đề: Re: Hồ Dzếnh - nhà thơ tiểu biểu của dòng thơ lãng mạn Tue Nov 18, 2008 7:28 pm
2 bài thơ tiểu biểu của Hồ Dzếnh
Ngập ngừng
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân Ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần... Tôi nói khẽ : gớm làm sao nhớ thế Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé Em tôi ơi tình có nghĩa gì đâu Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu Thủa ân ái mong manh như nắng lụa Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi Chỉ ngày mai mới đẹp , ngày mai thôi Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé Tôi sẽ trách - cố nhiên - nhưng rất nhẹ Nếu trót đi em hãy gắng quay về Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở Thơ viết đừng xong , thuyền trôi chớ đỗ Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa
Chiều
Trên đường về nhớ đầy Chiều chậm đưa chân ngày Tiếng buồn vang trong mây.
Chim rừng quên cất cánh Gió say tình ngây ngây Có phải sầu vạn cổ Chất trong hồn chiều nay?
Tôi là người lữ khách Màu chiều khó làm khuây Ngỡ lòng mình là rừng Ngỡ hồn mình là mây Nhớ nhà châm điếu thuốc Khói huyền bay lên cây...
Đã được Dương Thiệu Tước phổ nhạc là bản Chiều rất hay và nổi tiếng.......
Thông điệp:
Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!
Xin lỗi đã Spam , gửi cho bạn bè tin này dùm mình nha ( An tâm là không có virus đâu )!
Hồ Dzếnh - nhà thơ tiểu biểu của dòng thơ lãng mạn