A1 Humada - Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu!
Chào mừng bạn đã đến diễn đàn A1 Humada! Chúc bạn có những giây phút vui vẻ!
A1 Humada - Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu!
Chào mừng bạn đã đến diễn đàn A1 Humada! Chúc bạn có những giây phút vui vẻ!
A1 Humada - Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

A1 Humada - Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu!


 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Nhựt khùng
Top posters
ToRiDoChi (762)
Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Vote_lcap1Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_voting_barNapoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Empty 
soi.kon (228)
Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Vote_lcap1Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_voting_barNapoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Empty 
Zone (216)
Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Vote_lcap1Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_voting_barNapoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Empty 
Charizard (190)
Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Vote_lcap1Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_voting_barNapoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Empty 
Hirofery (177)
Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Vote_lcap1Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_voting_barNapoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Empty 
chăn pò (149)
Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Vote_lcap1Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_voting_barNapoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Empty 
girla1humada (91)
Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Vote_lcap1Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_voting_barNapoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Empty 
Mono_Kuro (90)
Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Vote_lcap1Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_voting_barNapoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Empty 
goodmonitor (85)
Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Vote_lcap1Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_voting_barNapoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Empty 
sokola (67)
Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Vote_lcap1Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_voting_barNapoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Empty 
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửi mới nhấtNgười gửiThời gian
Chắc còn mỗi mình mình lên đây :D Tue Nov 25, 2014 12:38 am
Median 2008 (Diablo 2) 1.56 Mon Jul 21, 2014 4:39 pm
Aesop GIF Creator v2.0.715 full Sat Apr 12, 2014 3:07 pm
[Gallery] Template Trainer Card Sat Feb 02, 2013 8:15 pm
[Gallery] Full Pokemon Icon nhỏ Sat Jan 12, 2013 7:16 pm
Kho game Pokemon offline Thu Jul 26, 2012 3:14 pm
Website tạo chữ ký, chữ viết tay, banner, logo ....đủ loại! Thu Jan 05, 2012 8:10 am
Học tiếng Nhật - Top Globis Tue Sep 27, 2011 10:41 am
Học tiếng Nhật - Top Globis Tue Aug 23, 2011 10:11 am
Game Yugioh - Đánh bài ma thuật Sun Jul 24, 2011 12:26 pm

Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

Hirofery

Hirofery
V.I.P
V.I.P

Nam
Thông tin cá nhân: Age : 31 Tổng số bài gửi : 177 Đến từ : A1


Bài gửiTiêu đề: Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_icon_minitimeWed Sep 17, 2008 8:33 pm
Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ 200px-Napoleon_Bonaparte
Tác giả: E.Tac.Le

Đọc xong mới biết là napoleon tài tới mức nào

Napoléon Bonaparte (15 tháng 8 năm 1769 – 5 tháng 5 năm 1821; phát âm
như Na-pô-lê-ông; Hán-Việt: Nã Phá Lôn hoặc Nã Phá Luân) là vị tướng
của Cách mạng Pháp, và là người cai quản nước Pháp như là Quan tổng tài
số một của Cộng hòa Pháp từ 11 tháng 11 năm 1799 đến 18 tháng 5 năm
1804, sau đó là Hoàng đế Pháp (Empereur des Français) và vua Ý với tên
Napoléon I từ 18 tháng 5 năm 1804 đến 6 tháng 4 năm 1814, và tiếp tục
từ 20 tháng 3 đến 22 tháng 6 năm 1815.Napoléon Bonaparte sinh năm 1769
tại Ajjacio, thuộc đảo Corse, trong một gia đình quý tộc sa sút, cha
ông là một viên chức tòa án. Khi Napoleon ra đời, đảo Corse là thuộc
địa của nước cộng hòa Genoa sau đó đã được bán cho nước Pháp, Napoleon
từ nhỏ đã thể hiện tính cách cứng rắn và có tinh thần dũng cảm cũng như
mưu trí. Cha ông phát hiện thấy tích cách mãnh liệt của Napoleon nên đã
cho ông sang Pháp học tại trường quân sự Brienne, lúc đầu ông muốn học
về hải quân nhưng do ý muốn của mẹ, ông quyết định học ngành pháo binh,
chính đây là cái nôi đầu tiên tạo ra một vị chỉ huy lục quân tài giỏi
cho nước Pháp.




Bất hạnh đến với gia đình Napoleon khi ông vào học được bốn tháng thì
cha ông qua đời. Tại trường quân sự Brienne, Napoleon đa thể hiện rõ
tài năng của mình. Với thành tích học tập ưu tú, ông được giới thiệu
vào học tại trường quân sự Paris sau đó được cử đi thực tập tại một
trung đội với chức danh thiếu úy.



Ngày 14 tháng 7, 1789 cách mạng tư sản Pháp bùng nổ lật đổ chế độ quân
chủ, Napoleon đã tham gia tích cực trong câu lạc bộ giacôbanh, lúc này
ông mang quân hàm trung úy, để tránh thế lực thân Anh tại đảo Corse,
Napoleon đưa gia đình mình về Marsheille cách mạng Pháp đã làm chấn
động cả châu âu các thế lực phong kiến Châu âu liên kết tấn công nuớc
Pháp, quân đội cách mạng tiến đến đâu đều giành được thắng lợi nhưng
còn quân cảng toulon nằm ở miền nam nước Pháp vẫn bị quân bảo hoàng và
quân Anh chiếm đóng, Napoleon lúc ấy là thượng úy chỉ huy một đội pháo
binh được điều đến chiến trường toulon, tại đây lần đầu tiên Napoleon
đã chỉ huy pháo binh lập nên kỳ công đánh tan tác hạm đội Anh, lập nên
chiến công trác tuyệt, ông được ủy ban cứu quốc nước cộng hòa đặc cách
phong quân hàm thiếu tướng.



Nhưng không bao lâu cuộc đảo chính tháng nóng (tecmiđo) diễn ra, phái
giacôbanh bị lật đổ, do từng là người ủng hộ phái giacôbanh ông bị điều
tra trong mấy tháng, chính quyền mới không trọng dụng Napoleon.



Năm 1795, sau một thời gian không được trọng dụng, vận may lại đến với
Napoleon, do quân bảo hoành tiến hành bạo loạn tại Paris, tình hình trở
nên hết sức nghiêm trọng, chính phủ quyết định bổ nhiệm Napoleon làm
phụ tá cho Barras, tư lệnh quân cảnh vệ Paris, với pháo binh trong tay,
Napoleon đã nhanh chóng dập tắt cuộc bạo loạn, kể từ đây con đường công
danh của ông đã rộng mở.



Năm 1796 các nuớc Anh, Nga, Áo liên kết với nhau tập trung tấn công
nuớc Pháp, chính phủ Pháp phái 4 đạo quân tiến đánh, Napoleon được bổ
nhiệm làm tư lệnh đạo quân thứ 4 tiến đánh nước Ý để kìm chế quân
Áo,chỉ trong môt thời gian ngắn, ông đã đánh tan tác quân Áo tại Ý và
tiến quân vào lãnh thổ nước Áo tới sát kinh đô Áo là Viên, Áo phải ký
hiệp định đình chiến với Napoleon, đoàn quân chiến thắng của Napoleon
trở về Paris trong vinh quang rực rỡ.



Để triệt để đánh bại nuớc Anh, năm 1798, chính phủ Pháp quyết định đánh
Ai cập để ngăn quân Anh tiến sang Ấn Độ, Napoleon được cử làm tư lệnh
quân đông chinh, đã nhanh chóng đánh chiếm Ai cập. Nhưng tại châu âu
tình hình lại chuyển biến theo chiều hướng xấu cho nước Pháp, quân Pháp
bị đánh bại trên chiến trường, các vùng đất tại Ý đều bị mất Napoleon
quyết định trở về Pháp.



Tại đây, được sự ủng hộ của các nhà tư sản và quân đội, ngày 11 tháng
11 (tháng sương mù Bruyme) năm 1799, Napoleon làm cuộc chính biến, trở
thành chấp chính quan cao nhất của nước Pháp. Năm 1800, Napoleon thân
chinh cầm quân vượt dảy Alpes đánh vào Ý ,quân Áo tại Ý bị Napoleon đánh
tan tác ,tại trận Marengo,quân đội Áo bị đánh bại hoàn toàn.



Sau những thất bại nặng nề, liên quân Anh, Áo, Nga phải ký hòa ước
Aimens, công nhận những vùng đất mà Napoleon chiếm được thuộc về nước
Pháp, Anh còn phải trả lại cho Pháp những thuộc địa bị mất trong thời
gian chiến tranh.



Ông đã nhanh chóng đánh bại những kẻ thù của Pháp và đầu năm 1804, ông được đề cử làm hoàng đế của nước Pháp hiệu là Napoleon I.



Năm 1806, Anh quốc không cam chịu thất bại đã thành lập một liên minh
chống Pháp mới nhưng liên quân đã bị quân đội Pháp do Napoleon chỉ huy
đánh bại tại Antezlits, thừa thắng ông chiếm kinh đô của Áo là Viên,
xóa bỏ đế quốc La mã Thần thánh, Áo phải gả công chúa Marie Luise cho
Napoleon để cầu hòa.



Kế tiếp ông đánh bại nuớc Phổ, chiếm Berlin, Nga, phổ phải ký hiệp ước
cầu hòa, Napoleon được cử làm bảo hộ của liên bang sông Rhein tại đức,
đồng thời, ông còn mang danh hiệu vua của Ý.



Napoleon đã cử người em mình là Luis làm vua Hà lan, ngưới anh cả
Joseph được phong làm vua của Naples, trong thời gian này ông ra lệnh
phong tỏa kinh tế đối với nước Anh năm 1810, Napoleon tranh thủ lúc
hoành gia Tây Ban nha rối loạn đưa 30 vạn quân xâm chiếm Tây Ban Nha và
cử anh mình là Joseph làm quốc vương Tây Ban Nha, quân Pháp còn đánh
chiếm Bồ Đào Nha.



Nhận thấy nước Nga vẫn còn giao thương với Anh, năm 1812, Napoleon chỉ
huy 61 vạn quân tiến đánh nước Nga, quân Pháp mau chóng đánh chiếm được
Matcơva nhưng chỉ là một ngôi thành trống vắng, quân Nga đã rút lui để
bảo toàn lực lượng, và thường xuyên tập kích quân Pháp, trong năm tháng
đóng quân tại Matcơva, Napoleon nhiều lần cử sứ giả đề nghị cầu hòa với
Nga hoàng Alexander I nhưng không được chấp nhận, cuối cùng Napoleon
buộc phải hạ lệnh rút quân khỏi Nga, trên đường rút quân, quân Pháp bị
quân Nga truy kích quyết liệt nên bị thiệt hại nặng nề khi ra khỏi lãnh
thổ nuớc Nga, trong tay Napoleon chỉ còn hai vạn bảy ngìn quân.



Sau khi quân Pháp thất bại, trên toàn Châu Âu các nước đã liên kết với
nhau để chống lại Napoleon, không khí chống Pháp nổi lên khắp nơi , năm
1814, liên quân Anh, Nga, Áo, Phổ và quân Pháp đánh nhau dữ dội tại
Leizpig, quân Pháp bai trận, thừa thắng liên quân tấn công chiếm thủ đô
Paris, Napoleon phải thoái vị và bị đày ra đảo Enba (một hòn đảo nhỏ ở
Địa Trung Hải), triều đình phong kiến Bourbon trở về nuớc Pháp, bắt đầu
chiếm lại những đất đai đã bị mất trong cuộc Cách mạng, nhân dân và binh
lính Pháp luôn mong mỏi Napoleon trở về.



Một buổi tối tháng 3 năm 1815 Napoleon từ đảo Enba bí mật trở về Lyon
Pháp, triều đình Bourbon phái nhiều quân đoàn đến đánh nhưng hết quân
đoàn này đến quân đoàn khác hô to "Hoàng đế vạn tuế" rồi chạy theo
Napoleon, Napoleon không tốn một viên đạn trở lại ngôi vị hoàng đế
Pháp.tin tức Napoleon quay trở về khiến các nuớc Châu âu hốt hoảng, họ
vội vàng liên minh với nhau kéo quân từ bốn phương tám hướng đổ về nuớc
Pháp, Napoleon chỉ huy quân Pháp đánh bại nhiều cánh của liên quân tại
Bỉ.



Cuối cùng tháng 6, 1815, trong trận chiến tại Waterloo, quân Pháp bại
trận trước quân Anh và Phổ, Napoleon buồn bã kéo quân trở về Paris, lân
thứ hai ông bị buộc thoái vị và đày ra đảo Saint-helene (Đại tây dương)
tại đây ông đã sống cho đến năm 1821. Ngày 5 tháng 5, 1821 vị hoàng đế
Pháp một thời uy chấn Châu âu Napoleon I đã mất. Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ 623733



Đến năm 1840 chính phủ Pháp đưa thi hài ông trở về Paris.

Hirofery

Hirofery
V.I.P
V.I.P

Nam
Thông tin cá nhân: Age : 31 Tổng số bài gửi : 177 Đến từ : A1


Bài gửiTiêu đề: Trận Warteloo lịch sử Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_icon_minitimeWed Sep 17, 2008 8:53 pm
Một đêm tối trời cuối tháng 2 năm 1815, khi mưa phùn dày đặc đã trùm
lên mặt biển, một đoàn thuyền lặng lẽ rời khỏi đảo Elbe nằm giữa Địa
Trung Hải tiến về bờ biển nước Pháp. Đoàn thuyền có khoảng hơn 1000
người vừa là thủy thủ vừa là chiến binh, họ đang thực hiện một sứ mệnh
lớn lao. Đó là đưa một con người từng được tôn sùng là Hoàng đế Bách
chiến bách thắng bị lưu đày gần một năm trở về nước Pháp để thực hiện
giấc mơ thu phục lại ngai vàng. Người đó chính là Napoléon Đệ nhất.
Napoléon ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ được ngụy trang kín đáo theo
kiểu thuyền nước Anh. Với vẻ mặt trầm lặng, ông hồi tưởng lại hơn 20
năm chinh chiến khắp Châu Âu với những chiến công lừng lẫy từng làm cho
các vương triều ở lục địa này phải khiếp sợ. Ông nhớ như in những năm
tháng đó, trước mỗi lần ra trận, ông thường nhắc đến câu "Ngày mai ta
thắng trận Marangô, ngày mai ta thắng trận Austerlitz". Đó là những
chiến công đã đưa Napoléon lên đến đỉnh vinh quang để trở thành con
người của huyền thoại. Nhưng năm 1812, sau khi tiến quân vào nước Nga,
ông đã bị sa lầy và cuối cùng quân đội ông bị các nước đồng minh châu
Âu đánh bại vào năm 1814. Napoléon buộc phải thoái vị và bị đày vào đảo
Elbe theo quyết định của các nước đồng minh tại Viên. Trở về Pháp lần
này, ông tâm niệm một điều là "phải phục thù, phải rửa hận", chỉ có như
thế ông mới được thanh thản ngắm nhìn thành Paris tráng lệ.



Sau một tuần lênh đênh trên mặt biển, vừa phải chống chọi với sóng to
gió lớn, vừa phải lẩn tránh những tàu tuần tiễu của Anh, đầu tháng 3,
đoàn thuyền của Napoléon đã cập bến ở một khu vực gần thị trấn Canơ
thuộc bờ biển miền Nam nước Pháp. Mặc dù cuộc đổ bộ an toàn và thuận
lợi, xong với bản tính thận trọng, Napoléon quyết định tiến về Paris
theo con đường dọc dãy núi Alpes lên phía bắc nhằm tránh đụng độ với
các đồn binh của quân đội vua Louis XVIII.



Khi nhận được tin Napoléon đang trên đường tiến về Paris, cả hoàng cung
vương triều Bourbon đều hoảng loạn. Vua Louis XVIII tức tốc cử thống
chế Nây đem một đội quân đi bắt Napoléon. Nhưng khi đội quân nhà vua
vừa gặp đoàn quân của Napoléon thì thống chế Nây xuống ngựa, mở rộng
vòng tay chào đón Napoléon và cả đội quân của ông đều nhất loạt hô
vang: "Hoàng đế muôn năm! Hoàng đế muôn năm!". Thế là quân đội nhà vua
nhập vào quân đội của Napoléon quay trở về Paris. Vua Louis XVIII cùng
hoàng gia bỏ chạy lên biên giới nước Bỉ. Ngày 20/3, cả Paris hân hoan
trong niềm vui gặp vị hoàng đế "Bách chiến, bách thắng" của họ. Công
việc đầu tiên của Napoléon ở Paris là tuyên bố ước vọng hòa bình trên
toàn thể Châu Âu. Nhưng cả châu Âu đều không tin vào lời tuyên bố đó.
Liên minh châu Âu gồm Anh, Phổ, Nga, Áo, Bỉ, Hà Lan,… lại tuyên bố đặt
Napoléon ra ngoài vòng pháp luật, đồng thời tổ chức một đội quân lớn
nhằm chống lại ông. Không còn sự lựa chọn nào khác, Napoléon liền xúc
tiến việc xây dựng cấp tốc quân đội của mình, sẵn sàng đương đầu với
quân đồng minh. Cho đến tháng 6 năm 1815, ngoài các đơn vị bảo vệ biên
giới, Napoléon đã xây dựng được một lực lượng xung kích với hơn 125.000
quân.



Trong khi đó, các nước đồng minh đã tập trung được 2 binh đoàn tại Bỉ.
Một binh đoàn Phổ gồm 116.000 quân dưới quyền chỉ huy của thống chế
Blucher bố trí tại vùng Charleroi và Liegiơ. Một binh đoàn hỗn hợp Anh,
Bỉ, Hà Lan gồm 93.000 quân dưới quyền chỉ huy của quận công Wellington
bố trí tại Tây Nam Brussel. Cả hai binh đoàn này đang chờ đợi các binh
đoàn Nga - Áo tới hội nhập để tiến vào nước Pháp tiêu diệt Napoléon.



Tình thế của Napoléon lúc đó hết sức nguy ngập. Song, bằng sự quyết
đoán của mình, Napoléon quyết định tiến công quân đồng minh ngay lập
tức. Ông tính rằng nếu để quân đồng minh hội nhập đủ với quân số ước
tính khoảng 600.000 người (bao gồm cả quân Nga - Áo) thì so sánh lực
lượng sẽ bất lợi về phía quân Pháp, mặc dù lực lượng của ông cũng được
bổ sung ít nhiều và như vậy có thể quân Pháp sẽ thất bại. Chỉ có tiến
công chớp nhoáng, chia cắt 2 binh đoàn Anh, Phổ và lần lượt tiêu diệt
chúng trước khi quân Nga - Áo tới thì họa may mới đem lại chiến thắng
cho ông.
Nếu còn muốn đọc thì tui post tiếp.

chăn pò

chăn pò
A1 FAN
A1 FAN

Nam
Thông tin cá nhân: Age : 33 Tổng số bài gửi : 149 Đến từ : vùng của pokemon thão mộc


Bài gửiTiêu đề: Re: Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_icon_minitimeWed Sep 17, 2008 8:58 pm
đối với napoleon có nhiều ý kiến trái ngược người cho rằng ông là con người vĩ đại nhưng cũng có người cho rằng ông chĩ là 1 tên đồ tễ ham chém giết-sự thật theo ý kiến cá nhân đây quã là 1 con người có tài và có đức(đối xữ quân lính thương như con) nhưng lại hiếu chiến và đôi khi cố chấp tự mãn dẫn đến kết cụt bi thãm đối với 1 kiệt nhân thời đại như ông

Hirofery

Hirofery
V.I.P
V.I.P

Nam
Thông tin cá nhân: Age : 31 Tổng số bài gửi : 177 Đến từ : A1


Bài gửiTiêu đề: Re: Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_icon_minitimeWed Sep 17, 2008 9:04 pm
À về vấn đề đó tui sẽ lý giải sao, thật ra ổng thường bị bệnh tật hành hạ dẫn đến đôi lúc đưa ra những wuyết định sai. Đặc biệt là lý do thua của trận đánh cuối cùng và cũng là trận đại bại của Napoleon (về mặt tinh thần). À sẵn đây nói luôn là câu châm ngôn sống của tui là lấy của ổng đó Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ 963621 ổng còn nhìu câu cũng hay lắm.

chăn pò

chăn pò
A1 FAN
A1 FAN

Nam
Thông tin cá nhân: Age : 33 Tổng số bài gửi : 149 Đến từ : vùng của pokemon thão mộc


Bài gửiTiêu đề: Re: Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_icon_minitimeWed Sep 17, 2008 9:13 pm
ông là người đa tài tôi đặc biệt thích ỗng ỡ khoãng viết thư tình là 1 chiến thần mà viết thư tình rất hay.Không hiễu người lãng mạn như vậy mà khi chiến đấu thì rất mạnh mẽ.Thích nhất câu này" không có gì là không thễ" khi đưa quân vượt đĩnh anpơNapoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ 005

Hirofery

Hirofery
V.I.P
V.I.P

Nam
Thông tin cá nhân: Age : 31 Tổng số bài gửi : 177 Đến từ : A1


Bài gửiTiêu đề: Re: Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_icon_minitimeThu Sep 18, 2008 9:56 am
tui cũng thích ổng ở chỗ đó, với lại ổng rất tiến bộ luôn bít trọng người tài và chú trọng phát triển khoa học kỉ thuật

soi.kon

soi.kon
PHÁT TRIỂN VIÊN
PHÁT TRIỂN VIÊN

Nữ
Thông tin cá nhân: Age : 31 Tổng số bài gửi : 228 Đến từ : nhà sói bố:))


Bài gửiTiêu đề: Re: Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_icon_minitimeThu Sep 18, 2008 10:00 am
thằng Hiro đâu wa 2pic tao gửi mài kìa
à em iu ông napo

Hirofery

Hirofery
V.I.P
V.I.P

Nam
Thông tin cá nhân: Age : 31 Tổng số bài gửi : 177 Đến từ : A1


Bài gửiTiêu đề: Trận Warteloo lịch sử Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_icon_minitimeThu Sep 18, 2008 10:10 am
Trận Warteloo lịch sử

Tình thế của Napoléon lúc đó hết sức nguy ngập. Song, bằng sự quyết
đoán của mình, Napoléon quyết định tiến công quân đồng minh ngay lập
tức. Ông tính rằng nếu để quân đồng minh hội nhập đủ với quân số ước
tính khoảng 600.000 người (bao gồm cả quân Nga - Áo) thì so sánh lực
lượng sẽ bất lợi về phía quân Pháp, mặc dù lực lượng của ông cũng được
bổ sung ít nhiều và như vậy có thể quân Pháp sẽ thất bại. Chỉ có tiến
công chớp nhoáng, chia cắt 2 binh đoàn Anh, Phổ và lần lượt tiêu diệt
chúng trước khi quân Nga - Áo tới thì họa may mới đem lại chiến thắng
cho ông.
Ngày 15-6 năm 1815, quân Pháp dưới sự chỉ huy của Napoléon bắt đầu vượt sông Xom và bí mật tập trung ở phía Nam Charleroi.

Tại khu vực quân đồng minh bố trí có hai điểm nút giao thông là Quatre
Bras và Xombreffe cách nhau chừng 8 dặm. Đây là hai khu vực có ý nghĩa
hết sức trọng yếu được nối với nhau bằng một con đường chạy theo hướng
đông tây mà quân đồng minh phải được tập trung để phòng thủ ngăn chặn
quân Pháp tiến thẳng vào Brussel. Nếu nhanh chóng tập trung lực lượng
vào hai điểm nút giao thông này, trong quá trình tác chiến binh đoàn
của Blucher và binh đoàn của Wellington mới hỗ trợ cho nhau được, không
để cho quân Pháp chia cắt. Thế nhưng vì lo sợ quân Pháp tiến công cắt
đứt các đường tiếp tế nên việc tập trung lực lượng của quân đồng minh ở
hai khu vực này trở nên quá chậm và vì thể việc xây dựng trận địa phòng
ngự cũng quá sơ sài.



Trước khi trận Waterloo xảy ra, ngày 16 tháng 6 quân Pháp bắt đầu tiến
công Quatre Bras và Ligny gần Xombreffe. Tại Quatre Bras, thống chế Nây
cho quân mở cuộc công kích mãnh liệt vào các vị trí quân Anh nhưng ông
đã gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ. Suốt cả ngày hôm đó mặc dù bị tổn
thất tới 4500 người nhưng quân Anh vẫn giữ vững trận địa và sau đấy để
bảo toàn lực lượng Wellington rút dần lực lượng về Waterloo. Ở Ligny
tình hình lại khác. Đây là hướng tiến công do thống chế Grouchy đảm
nhiệm và Napoléon trực tiếp theo dõi. 4 quân đoàn Phổ dưới sự chỉ huy
của Blucher chiến đấu một cách yếu dần và cuối cùng bị quân Pháp đẩy ra
khỏi các trận địa phòng ngự. Tại đây, quân Phổ vừa bị thương vong, vừa
bị bắt làm tù binh tới 20.000 người. Thống chế Blucher bị thương nặng
nhưng ông vẫn không rời khỏi vị trí chỉ huy. Là người từng trải, mặc dù
đã 72 tuổi nhưng Blucher vẫn hết sức sáng suốt trong mọi tình thế. Ông
nhận thấy việc hợp nhất các lực lượng của ông với các lực lượng của
Wellington là cần thiết, chỉ có như vậy quân Đồng minh mới có đủ sức
tiêu diệt quân Pháp. Do vậy, sau khi để lại một quân đoàn ngăn chặn
quân Pháp truy kích, ông nhanh chóng lệnh cho 3 quân đoàn khác rút về
Wavre, cách Waterloo chừng 10 dặm, nơi có thể ứng cứu nhanh chóng cho
Wellington. Quyết định của Blucher đã góp phần đưa đến trận chiến tại
Waterloo mà nơi đó quân đồng minh sẽ quyết định số phận của quân Pháp.



Tại Waterloo, sau khi cho quân rút khỏi Quatre Bras, Wellington đã
nhanh chóng xây dựng các trung tâm đề kháng nhằm ngăn chặn quân Pháp.
Đây là một thung lũng kéo dài chừng 2.5 dặm, rộng 0.5 dặm nằm giữa hai
dãy đồi thấp mà ở đó có con đường chạy thẳng tới Brussel. Wellington
cho quân bố trí tại các sườn đồi phía Bắc. Trước tuyến phòng thủ của
quân đồng minh có hai nông trại là Hougoumont và La Haye Alliance được
Wellington tập trung xây dựng thành hai trung tâm đề kháng mạnh. Toàn
bộ lực lượng quân đồng minh ở đây có khoảng 57.600 quân và 56 khẩu
pháo. Ngoài ra, Wellington còn tách ra khoảng 17.000 quân bố trí tại
Hal cách Waterloo 10 dặm về phía Tây nhằm ngăn chặn quân Pháp tiến về
hướng đó cắt đứt các đường tiếp tế của ông.



Về phía quân Pháp, sau khi tách 33.000 quân do Grouchy chỉ huy tiếp tục
truy kích quân Phổ, Napoleon đã tập trung tại Waterloo được khoảng
74.000 quân và 246 khẩu pháo triển khai trên các sườn đồi phía Nam để
sẵn sàng tiến công vào các vị trí quân đồng minh. Như vậy, tại Waterloo
lực lượng quân đồng minh và quân Pháp gần như ngang nhau. Song quân
Pháp có ưu thế về kị binh và pháo binh. Mặc dù vậy, quân đồng minh lại
có lợi thế về địa hình do chiếm được các điểm cao.
Trưa ngày 18 tháng 6, khi bầu trời sáng dần và mặt đất đã se lại sau
cơn mưa, Napoléon liền hạ lệnh cho quân Pháp bắt đầu tiến công. Đầu
tiên, Napoléon mở cuộc công kích nghi binh vào Hougoumont nhằm thu hút
sự chú ý của Wellington nhưng bị quân đồng minh kháng cự quyết liệt và
quân của ông bị tổn thất nặng nề. Napoléon tiếp tục điều quân đến chi
viện nhưng tình thế vẫn không thay đổi, quân đồng minh vẫn giữ vững
trận địa. Trên hướng chủ yếu, cuộc công kích chỉ được bắt đầu và lúc
13h30 phút. 80 khẩu pháo của quân Pháp nhất loạt khai hỏa dọn đường cho
bộ binh và kị binh tiến công. Cuộc chiến đấu tại đây diễn ra quyết
liệt, bất phân thắng bại. Bộ binh Pháp tiến lên đã bị hỏa lực của quân
đồng minh bắn dữ dội làm rối loạn hàng ngũ. Sau đó, kỵ binh Anh tiếp
tục xông lên truy kích quân Pháp đến trận địa pháo. Đến lượt, kỵ binh
Anh lại bị kỵ binh Pháp phản kích đẩy lùi về vị trí xuất phát. Chiến
trường mù mịt khói súng và cát bụi và xác chết ngổn ngang. Những tiếng
nổ âm vang của đại bác, đanh gọn của súng trường xen lẫn trong tiếng hò
reo của binh sĩ hai bên kéo dài tưởng như không bao giờ dứt. Quân Pháp
cứ lớp lớp xông lên trên đỉnh đồi rồi lại bị đẩy lùi, để lại những xác
chết nằm la liệt trên chiến địa. Nhìn thấy cảnh tượng đó nhưng là một
con người cứng rắn, Napoleon không nao núng tinh thần. Trận chiến này
quả là sự “đặt cuộc” đối với cuộc đời binh nghiệp của ông.



Đến khoảng 16 giờ, mặc dù Napoléon đã sử dụng hầu hết các tiểu đoàn kỵ
binh nặng vào tham chiến nhưng vẫn không chiếm được các sườn đồi. 18
giờ, quân Pháp do Thống chế Nây chỉ huy với nỗ lực cao nhất mới chọc
thủng được một khu vực tuyến phòng thủ quân đồng minh tại La Haye
Alliance.



Vào thời điểm này, Napoléon hi vọng ở lực lượng của Grouchy đến phối
hợp tiến công để dành thắng lợi quyết định cho trận đánh. Nhưng rủi ro
thay, khi nhìn về hướng Đông Bắc ông đã thất vọng thốt lên: “Than ôi!
Không phải là Grouchy mà là Blucher”. Viện binh Phổ đến ứng cứu
Wellington đã làm thay đổi tình thế trận đánh. Quân đồng minh lại đẩy
lùi được quân Pháp. Khi trời đã bắt đầu tối dần, với cố gắng cuối cùng,
Napoleon tập trung một lực lượng lớn quân Pháp, bao gồm cả các tiểu
đoàn “Ngự lâm quân” tiến hành đợt công kích mãnh liệt về phía quân đồng
minh trên hai hướng Hougoumont và La Haye Alliance. Trên hướng La Haye
Alliance, quân Pháp dũng cảm tiến lên các sườn đồi dưới làn hỏa lực
pháo binh của cả hai bên. Quân đồng minh với lực lượng ưu thế phục kích
sẵn trên sườn đồi, bằng một loạt súng trường đầu tiên đã làm rối loạn
hàng ngũ quân Pháp và ngay lập tức lao lên đánh giáp la cà bằng lưỡi lê
buộc quân Pháp phải tháo chạy. Trên hướng Hougoumont, cuộc chiến đấu
cũng diễn ra quyết liệt. Quân Pháp bị hỏa lực pháo binh và súng trường
của quân đồng minh đẩy lùi không thể tiến lên được. Chính lúc đó, Thống
chế Blucher đưa quân đoàn Phổ thứ hai vào tham chiến. Họ chiếm được khu
vực Papalotte uy hiếp mạnh cánh phải của quân Pháp. Quân đồng minh hoàn
toàn giữ thế chủ động. Thời cơ của quân đồng minh đã đến. Wellington ra
lệnh phản công quân Pháp trên toàn tuyến.



Từ vị trí chỉ huy, Napoléon đã nhận thấy sự thất bại không thể tránh
khỏi của quân Pháp. Những người lính trước khi mở cuộc công kích cuối
cùng đi qua trước mặt ông với niềm tin vào chiến thắng vẫn hô vang câu
“Hoàng đế muôn năm”, giờ đây họ chiến đấu một cách tuyệt vọng. Napoléon
đau đớn kêu lên: “Thế là hết”, và ông cùng đám tàn binh rút chạy về
hướng biên giới nước Pháp. Một quân đoàn Phổ được lệnh truy kích quân
Pháp tiếp tục làm cho Napléon phải khốn đốn trên suốt chặng đường rút
về Paris.



Trận chiến kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về quân đồng minh,
quân Pháp đã đại bại. Tại Waterloo, quân Pháp đã bị thương vong, bị bắt
làm tù binh tới 58.000 người. về phía đồng minh cũng tổn thất chừng
22.000 quân.
Vì sao Napoléon thất bại ở Waterloo – một thất bại làm sụp đỏ mưu đồ đế
chế của ông trên lục địa châu Âu? Phải chăng đó là kết quả của sự phiêu
lưu cả về chính trị và quân sự của Napoléon? Người ta đã lý giải trên
nhiều bình diện. Về chính trị, Napoléon đã đi quá xa theo “con đường
riêng” của mình. Các nước phong kiến châu Âu làm sao có thể chấp nhận
được một châu Âu bị chìm đắm dưới quyền thống trị của Napoléon. Và
chính vì thế họ tập lại với sức mạnh lớn hơn để tiêu diệt ông. Hơn 20
năm chiến tranh đã quá đủ để các nước châu Âu thấy được tham vọng của
Napoléon. Trận Waterloo là quyết tâm của người châu Âu. Về quân sự, đặc
biệt là về mặt nghệ thuật quân sự cần phải khẳng định việc tiến công
chớp nhoáng vào các lực lượng đồng minh ngay trên đất Bỉ là sự lựa chọn
chính xác, thể hiện quyết tâm và tài thao lược của Napoléon. Tuy nhiên,
trong quá trình tác chiến, Napoléon đã không thực hiện được ý định chia
cắt quân đồng minh, không tập trung được lực lượng tiêu diệt từng binh
đoàn đối phương. Điều đó được nhận thấy ngay trong ngày đầu chiến dịch
xảy ra lúc tấn công vào Quatre Bras và Ligny. Và điều động binh lực từ
Ligny sang phối hợp tiến công vào Quatre Bras lại quá chậm nên binh
đoàn của Wellington đã kịp thời rút về Waterloo để củng cố trận địa
phòng ngự. Cần phải nhận thấy sự phán đoán chính xác và tài tình của
các tướng lĩnh phía đồng minh về ý định “chia cắt” quân đội Đồng minh
của Napoléon đối với lực lượng của họ. Thống chế Blucher và quận công
Wellington đã luôn tìm cách tập trung lực lượng, hỗ trợ nhau trong quá
trình tác chiến. Chính vì thế, ba quân đoàn Phổ đã kịp thời ứng cứu cho
binh đoàn Wellington trên chiến trường Waterloo. Trong khi đó thống chế
Grouchy chỉ huy quân Pháp thì lại tiến hành cuộc truy kích một cách
chậm chạp. Người ta được biết, khi ở Waterloo quân Pháp đã khốn đốn thì
tại Wavre, Grouchy vẫn “mải mê” truy kích và bị giam chân tại đó. Có
thể nói việc không tập trung được lực lượng của Napoléon đã bỏ lỡ cơ
hội tiêu diệt các binh đoàn và quân Đồng minh. Về khía cạnh chiến
thuật, Napoléon cũng bỏ qua nguyên tắc tập trung lực lượng. hướng tiến
công chủ yếu tại Waterloo là La Haye Alliance nhưng ông lại điều động
lực lượng chi viện cho hướng Hougoumont – hướng nghi binh – vì thế cuộc
chiến tại La Haye Alliance không dành được thắng lợi quyết định. Cuối
cùng, trận Waterloo còn cho thấy Napoléon ít chú trọng đến việc trinh
sát nắm tình hình lực lượng và bố trí binh lực của đối phương. Đặc biệt
là về địa hình nơi xảy ra chiến sự, lần này quân Pháp nắm không chắc.
chính vì thế, trong quá trình tiến công họ luôn bị bất ngờ trước làn
hỏa lực pháo và súng trường từ các khối bộ binh hình vuông của quân
đồng minh phục kích ngăn chặn. Wellington đã khéo léo bố trí xen kẽ đội
hình đó trên các sườn đồi và đó là nguyên nhân làm cho quân Pháp không
thế tiến lên được và thất bại thảm hại.



Ngay sau trận Waterloo kết thúc, một thỏa hiệp được kí kết giữa các
nước Đồng minh: Anh, Phổ, Nga, Áo với Pháp tại Paris. Một lần nữa,
Napoléon buộc phải thoái vị và theo thỏa hiệp này, Napoléon lại tiếp
tục bị đày đi đảo St Helen. Cuộc đời của ông kết thúc một cách thê thảm
(có khả năng ông bị đầu độc bằng thạch tín) và năm 1821 trên một hòn
đảo nhỏ nằm ở Đại Tây Dương.
Nguồn: http://sanchoituoiteen.net



Sponsored content


Thông tin cá nhân:


Bài gửiTiêu đề: Re: Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ I_icon_minitime

Thông điệp:

Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Xin lỗi đã Spam , gửi cho bạn bè tin này dùm mình nha ( An tâm là không có virus đâu )!

Napoleon Bonaparte-Người khổng lồ của thế kỉ Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
A1 Humada - Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu! :: 

Học Đường

 :: 

Tích cũ người xưa

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất