A1 Humada - Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu!
Chào mừng bạn đã đến diễn đàn A1 Humada! Chúc bạn có những giây phút vui vẻ!
A1 Humada - Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu!
Chào mừng bạn đã đến diễn đàn A1 Humada! Chúc bạn có những giây phút vui vẻ!
A1 Humada - Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

A1 Humada - Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu!


 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Nhựt khùng
Top posters
ToRiDoChi (762)
Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Vote_lcap1Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) I_voting_barKinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Empty 
soi.kon (228)
Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Vote_lcap1Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) I_voting_barKinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Empty 
Zone (216)
Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Vote_lcap1Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) I_voting_barKinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Empty 
Charizard (190)
Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Vote_lcap1Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) I_voting_barKinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Empty 
Hirofery (177)
Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Vote_lcap1Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) I_voting_barKinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Empty 
chăn pò (149)
Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Vote_lcap1Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) I_voting_barKinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Empty 
girla1humada (91)
Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Vote_lcap1Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) I_voting_barKinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Empty 
Mono_Kuro (90)
Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Vote_lcap1Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) I_voting_barKinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Empty 
goodmonitor (85)
Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Vote_lcap1Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) I_voting_barKinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Empty 
sokola (67)
Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Vote_lcap1Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) I_voting_barKinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Empty 
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửi mới nhấtNgười gửiThời gian
Chắc còn mỗi mình mình lên đây :D Tue Nov 25, 2014 12:38 am
Median 2008 (Diablo 2) 1.56 Mon Jul 21, 2014 4:39 pm
Aesop GIF Creator v2.0.715 full Sat Apr 12, 2014 3:07 pm
[Gallery] Template Trainer Card Sat Feb 02, 2013 8:15 pm
[Gallery] Full Pokemon Icon nhỏ Sat Jan 12, 2013 7:16 pm
Kho game Pokemon offline Thu Jul 26, 2012 3:14 pm
Website tạo chữ ký, chữ viết tay, banner, logo ....đủ loại! Thu Jan 05, 2012 8:10 am
Học tiếng Nhật - Top Globis Tue Sep 27, 2011 10:41 am
Học tiếng Nhật - Top Globis Tue Aug 23, 2011 10:11 am
Game Yugioh - Đánh bài ma thuật Sun Jul 24, 2011 12:26 pm

Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

Hirofery

Hirofery
V.I.P
V.I.P

Nam
Thông tin cá nhân: Age : 31 Tổng số bài gửi : 177 Đến từ : A1


Bài gửiTiêu đề: Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) I_icon_minitimeTue Sep 16, 2008 9:57 am
Kinh tế
Châu Phi là châu lục có người sinh sống nghèo khổ nhất thế giới, và sự nghèo khổ này về trung bình là tăng lên so với 25 năm trước.

Báo cáo phát triển con người] của Liên hiệp quốc năm 2003 (về 175 quốc gia) đã cho thấy các vị trí từ 151 (Gambia) tới 175 (Sierra Leone) đã hoàn toàn thuộc về các nước châu Phi.

Tại châu Phi, tình trạng đã và đang trong giai đoạn chuyển tiếp không ổn định từ chủ nghĩa thực dân sang giai đoạn mới thuộc thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, sự gia tăng của tham nhũng và chế độ chuyên quyền là những yếu tố chính để lý giải nền kinh tế yếu kém. Việc Trung Quốc và hiện nay là cả Ấn Độ có sự tăng trưởng nhanh chóng, hay các nước Nam Mỹ có sự tăng trưởng vừa phải đã nâng mức sống của hàng triệu người thì châu Phi đã bị đình đốn, thậm chí thụt lùi trong thương mại, đầu tư và thu nhập trên đầu người. Sự nghèo đói này có ảnh hưởng rộng lớn, bao gồm tuổi thọ trung bình thấp, bạo lực và sự mất ổn định - các yếu tố bện vào nhau và có liên quan với sự nghèo đói của châu lục. Trong nhiều thập niên một loạt các giải pháp đã được đưa ra và nhiều trong số đó đã được thực hiện, nhưng chưa có giải pháp nào thu được sự thành công đáng kể.

Một phần của vấn đề là sự viện trợ của nước ngoài nói chung được sử dụng để khuyến khích trồng các loại cây công nghiệp như bông, cô ca và cà phê trong các khu vực của nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Tuy nhiên, cũng vào thời gian này thì các nước công nghiệp lại theo đuổi chính sách nhằm hạ giá các sản phẩm từ các loại cây này. Ví dụ, giá thành thực sự của bông trồng ở Tây Phi là nhỏ hơn khoảng một nửa giá thành của bông trồng tại Mỹ nhờ giá nhân công rẻ mạt. Tuy nhiên, bông của Mỹ được bán ra với giá thấp hơn bông châu Phi do việc trồng bông ở Mỹ được trợ cấp rất nhiều. Kết quả là giá cả của các mặt hàng này hiện nay chỉ xấp xỉ với giá của thập niên 1960.

Châu Phi cũng phải hứng chịu sự chảy vốn liên tục. Nói chung, thu nhập đến với các nước châu Phi lại nhanh chóng ra đi, hoặc là do các tài sản được bán ra đều là sở hữu của ngoại quốc (dầu mỏ là một ví dụ điển hình) và tiền thu về lại được chuyển cho các chủ nước ngoài, hoặc là các khoản tiền đó phải sử dụng để thanh toán các khoản vay của các nước công nghiệp hay Ngân hàng thế giới (WB). Người ta ước tính rằng châu Phi có thể giảm sự phụ thuộc vào viện trợ của nước ngoài một cách đáng kể nếu mọi lợi nhuận thu được tại các nước châu Phi được tái đầu tư vào khu vực trong ít nhất 12 tháng.

Botswana, một trong những quốc gia nghèo của châu Phi mà không đi theo các sự kiểm soát do Ngân hàng thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đề xuất, là một trong những ngoại lệ đối với quy luật chung của sự đình đốn nền kinh tế châu Phi, và đã thu được sự phát triển vững chắc trong những năm gần đây cho dù họ không có cả đầu tư nước ngoài, tự do luân chuyển vốn hay tự do hóa thương mại.

Nước thành công kinh tế nhiều nhất là Cộng hòa Nam Phi, đây là một quốc gia phát triển về công nghiệp và kinh tế như bất kỳ nước công nghiệp châu Âu hay Bắc Mỹ nào, nước này còn có thị trường chứng khoán riêng rất hoàn thiện. Nam Phi đạt được điều này một phần là nhờ sự giàu có đáng ngạc nhiên về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nước này là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất vàng và kim cương.

Nigeria nằm trên một trong những nguồn dầu mỏ lớn nhất đã được công nhận trên thế giới và cũng là nước có dân số lớn nhất trong số các quốc gia châu Phi, cũng là một quốc gia phát triển nhanh. Tuy nhiên, phần lớn ngành công nghiệp dầu mỏ thuộc sở hữu của nước ngoài, và trong ngành này thì sự tham nhũng là lan tràn, ngay ở cấp độ quốc gia, vì thế rất ít tiền thu được từ dầu mỏ còn lại trong nước, và số tiền đó chỉ đến với một phần trăm ít ỏi của dân số.
Dân cư
Dân cư châu Phi có thể nhóm một cách thuận tiện theo khu vực mà họ sinh sống ở phía bắc hay phía nam của sa mạc Sahara; các nhóm này được gọi là người Bắc Phi và người Phi hạ Sahara một cách tương ứng. Người Ả Rập-Berber nói tiếng Ả Rập chi phối khu vực Bắc Phi, trong khi khu vực châu Phi hạ Sahara được chi phối bởi một lượng lớn dân cư tạp nham, nói chung được nhóm cùng nhau như là 'người da đen' do nước da sẫm màu của họ. Ở đây có một sự đa dạng về các loại hình dáng cơ thể trong số những người Phi hạ Sahara -- dao động từ người Masai và Tutsi, được biết đến nhờ vóc người cao lớn của họ, tới người Pygmy, là những người có tầm vóc nhỏ nhất thế giới.

Ngoài các nhóm người gốc sông Nil ở miền nam Sudan, một số nhóm người gốc sông Nil có ở Ethiopia, và các tộc người Phi thiểu số Bantu ở Somalia, người Phi từ các phần đông bắc của châu lục này nói chung có hình dáng bên ngoài khác với những người này ở các khu vực khác. Những người nói tiếng Bantu là đa số ở miền nam, trung tâm và đông châu Phi; nhưng cũng có vài nhóm người gốc sông Nil ở Đông Phi, và chỉ còn rất ít người Khoisan ('San' hay 'Busmmen') và Pygmy bản địa ở miền nam và trung châu Phi.

Người Phi nói tiếng Bantu cũng chiếm ưu thế ở Gabon và Guinea Xích đạo, cũng như có sinh sống ở miền nam của hai nước Cameroon và Somalia. Tại sa mạc Kalahari ở miền nam châu Phi, những người được gọi là Bushmen ("San", có quan hệ gần với người "Hottentot", nhưng khác biệt rõ) đã sống ở đó lâu đời. Người San về mặt bề ngoài là khác biệt với những người châu Phi khác và là dân bản địa ở miền nam châu Phi. "Pygmy" là người bản địa của miền trung châu Phi.

Người Phi ở Bắc Phi, chủ yếu là Ả Rập-Berber, là những người Ả Rập đã đến đây từ thế kỷ 7 và đồng hóa với người Berber bản địa. Người Phoenicia (Semit), và người Hy Lạp và người La Mã cổ đại từ châu Âu cũng đã định cư ở Bắc Phi. Người Berber là thiểu số đáng kể ở Maroc và Algérie cũng như có mặt ở Tunisia và Libya. Người Tuareg và các dân tộc khác (thường là dân du mục) là những người sinh sống chủ yếu của phần bên trong Sahara ở Bắc Phi. Người Nubia da đen cũng đã từng phát triển nền văn minh của mình ở Bắc Phi thời cổ đại.

Một số nhóm người Ethiopia và Eritrea (tương tự như Amhara và Tigray, gọi chung là người "Habesha") có tổ tiên là người Semit (Sabaea). Người Somali là những người có nguồn gốc từ các cao nguyên ở Ethiopia, nhưng phần lớn các bộ tộc Somali cũng có tổ tiên là người gốc Ả Rập. Sudan và Mauritania được phân chia giữa phần lớn người gốc Ả Rập ở phía bắc và người Phi da đen ở phía nam (mặc dù nhiều người gốc "Ả Rập" ở Sudan có tổ tiên rõ ràng là người châu Phi, và họ khác rất nhiều so với người gốc Ả Rập ở Iraq hay Algérie). Một số khu vực ở Đông Phi, cụ thể là ở đảo Zanzibar và đảo Lamu của Kenya, có những người dân và thương nhân gốc Ả Rập và Hồi giáo châu Á sinh sống từ thời Trung Cổ.

Bắt đầu từ thế kỷ 16, người châu Âu như Bồ Đào Nha và Hà Lan bắt đầu thiết lập các điểm thương mại và pháo đài dọc theo bờ biển tây và nam châu Phi. Cuối cùng thì một lượng lớn người Hà Lan, cùng với người Pháp Huguenot và người Đức đã định cư lại tại khu vực gọi là Cộng hòa Nam Phi ngày nay. Hậu duệ của họ, người Phi da trắng (Afrikaan), là nhóm dân da trắng lớn nhất ở Nam Phi ngày nay. Trong thế kỷ 19, giai đoạn thứ hai của quá trình thuộc địa hóa đã đem một lượng lớn người Pháp và người Anh tới định cư ở châu Phi. Người Pháp sống chủ yếu ở Algérie, còn một lượng nhỏ khác sống ở các khu vực khác thuộc Bắc và Tây Phi. Người Anh định cư ở Nam Phi cũng như ở Rhodesia thuộc địa và ở các vùng cao nguyên của Kenya ngày nay. Một lượng nhỏ binh lính, thương nhân và viên chức gốc Âu cũng sinh sống ở các trung tâm hành chính như Nairobi và Dakar. Sự tan rã của các thuộc địa trong thập niên 1960 thường tạo ra sự di cư hàng loạt các hậu duệ gốc Âu ra khỏi châu Phi -- đặc biệt là ở Algérie, Kenya và Rhodesia (nay là Zimbabwe). Tuy nhiên, ở Nam Phi thì người da trắng thiểu số (10% dân số) vẫn ở lại rất nhiều tại nước này kể cả sau khi sự cai trị của người da trắng chấm dứt năm 1994. Nam Phi cũng có cộng đồng người hỗn hợp về chủng tộc (người da màu).

Sự thực dân hóa của người châu Âu cũng đem tới đây nhiều nhóm người châu Á, cụ thể là những người từ tiểu lục địa Ấn Độ tới các thuộc địa của Anh. Các cộng đồng lớn người Ấn Độ có ở Nam Phi và các nhóm nhỏ hơn có ở Kenya và Tanzania cũng như ở một vài nước thuộc nam và đông châu Phi. Một cộng đồng khá lớn người Ấn Độ ở Uganda đã bị nhà độc tài Idi Amin trục xuất năm 1972, mặc dù nhiều người kể từ đó đã quay trở lại.

Thông điệp:

Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Xin lỗi đã Spam , gửi cho bạn bè tin này dùm mình nha ( An tâm là không có virus đâu )!

Kinh tế và Dân cư châu Phi (có thể làm tư liệu tham khảo cho môn Địa) Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
A1 Humada - Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu! :: 

Thế giới

 :: 

Kinh Tế

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất